Lịch sử Phiến_đất_sét

Phiến đất sét Sumer, hiện đang được lưu trữ tại Viện Đông Phương học tại Đại học Chicago, ghi chép bài thơ Inanna và Ebih của nữ tư tế Enheduanna, tác giả đầu tiên có danh tính được biết đến[4]

Tại Lưỡng Hà cổ đại, chữ viết bắt đầu từ những dấu hiệu đơn giản dùng để đếm, nhiều khi không thống nhất, dưới dạng một hình ảnh đơn giản được ấn vào các thẻ đất sét hoặc ít phổ biến hơn là cắt gọt thành gỗ, đá hoặc bình gốm. Cách này dùng để tạo lập các tài khoản ghi chép về số lượng hàng hóa liên quan đến giao dịch có thể được thực hiện. Quy ước này bắt đầu khi nền nông nghiệp phát triển và con người bắt đầu định cư thành các cộng đồng, tạo nên các trung tâm trao đổi hàng hóa ngày một lớn và có tổ chức.[5] Những khu chợ này buôn bán cừu, ngũ cốc và bánh mì, ghi lại các giao dịch bằng thẻ đất sét. Những thẻ đất sét rất nhỏ ban đầu này đã liên tục được sử dụng suốt từ thời kỳ tiền sử Lưỡng Hà, k. 9000 TCN, cho đến khi bắt đầu thời kỳ lịch sử khoảng năm 3000 TCN, khi việc ghi chép bằng chữ viết đã được áp dụng rộng rãi.

Do đó, các phiến đất sét bắt đầu được những kinh sư (người ghi chép) dùng để ghi chép lại các sự kiện xảy ra. Những kinh sư này sử dụng dùi có đầu hình tam giác sắc nhọn để viết, giúp dễ in dấu lên đất sét;[6] bản thân các phiến đất sét có nhiều màu như trắng xương, sô cô la và than củi.[7] Kí hiệu hình ảnh bắt đầu xuất hiện trên các phiến đất sét từ khoảng năm 4000 TCN. Sau này, chữ hình nêm Sumer, một dạng văn tự ghi âm phức tạp hơn, phát triển từ khoảng 2500 TCN, đã có khả năng ghi lại thông ngữ hàng ngày của người dân thường.